Tin mới

Coach

Coach

Internal player

Internal player

Foreign Affairs

Foreign Affairs

Khi V.League vắng bóng ngoại binh

Share This

Một trong những nét mới của V.League năm nay chính là lượng khán giả đã đến sân đông hơn, không khí bóng đá trên khắp cả nước đã sôi nổi trở lại. Không thể không kể tới “hiện tượng” HAGL thì nhiều CLB đã có nhiều cố gắng cải thiện chất lượng cầu thủ.

Thở bằng mũi ngoại

Kể từ khi trở thành một giải bóng đá chuyên nghiệp, từ năm 2001 bóng đá Việt đã mang dấu ấn của những cầu thủ ngoại. Ngay như năm đầu tiên SLNA đoạt chức vô địch V.League bên cạnh những cầu thủ nội chất lượng như Nguyễn Hữu Thắng, Phi Hùng, Sỹ Hùng, Sỹ Thủy, Quang Trường thì những nhân tố quan trọng nhất đóng góp cho thành công của họ là bộ 3 Enock Kyember, Iddi Batambuze, Lulenti. Rồi thành công của HAGL sau đó là sự có mặt của những ngoại binh Thái Lan như Kiatisak, Dusit, thời của ĐT.LA là Carlos Rodrigues, thủ môn Santos. Nói đến thời B. Bình Dương làm mưa làm gió ở V.Legaue không thể không nhắc tới những cầu thủ quan trọng như Kesley - sau này là cầu thủ nhập tịch, Philani - cầu thủ người Nam Phi hay Amaobi… SHB. Đà Nẵng gắn liền với những chân sút ngoại như Almeida, G.Merlo, HN T&T là sự xuất sắc của trung vệ Cristiano, tiền đạo Gonzalo hay Samson.

Khi V.League vắng bóng ngoại binh
Ngoại binh vắng dần trên sân cỏ Việt.



Nghĩa là có thời, công thức thành công của V.League chính là nội “ổn” và ngoại giỏi. Những CLB không thuê được cầu thủ chất lượng đành chấp nhận thân phận thua thiệt ở V.League. Đã có thời điểm, nhiều CLB ở Việt Nam còn muốn mở rộng số lượng ngoại binh được vào sân để tăng sức mạnh.

Sau giai đoạn ngoại binh là đến giai đoạn cầu thủ nhập tịch. Từ năm 2009 đến 2011 có tới gần 20 cầu thủ ngoại được nhập tịch và trở thành công dân Việt Nam. Lập tức nhiều CLB đã tính chuyện “lách luật” bằng cách bổ sung nhiều cầu thủ nhập tịch - thực chất là cầu thủ ngoại. Bởi thế có những thời điểm mà B.Bình Dương hay Thanh Hóa ra sân tới 6 - 7 cầu thủ ngoại và cầu thủ nhập tịch. Chính điều này đã tạo ra lợi thế lớn trong những trận đấu của họ.

Giảm ngoại, chất lượng có giảm?

Câu trả lời là có. Năm 2015, để tăng cường cơ hội cọ xát cho cầu thủ trẻ BTC V.League đã quyết định hạn chế ngoại binh ở mức mỗi CLB chỉ được đăng ký 2 ngoại binh và 1 cầu thủ nhập tịch. Quy định này khiến nhiều CLB bối rối khi đã quá quen với việc thở bằng mũi cầu thủ ngoại.

Điển hình là SHB.Đà Nẵng, đội bóng này đã hai lần lên ngôi V.League các năm 2009 và 2012 đang sa lầy ở V.League khi chỉ có đúng 1 điểm sau 5 vòng đấu. Dù vẫn còn đó những cầu thủ tốt như Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm, Minh Phương, Vũ Phong nhưng SHB.Đà Nẵng lại không có cầu thủ ngoại…ra hồn. Thậm chí sau thời đại của những Almeida, Merlo (từng là những Vua phá lưới V.Legaue, đóng góp không dưới 30% số bàn thắng của đội này) thì SHB.Đà Nẵng của HLV Lê Huỳnh Đức đang bế tắc.

Bản thân HAGL cũng có vấn đề cầu thủ ngoại, dù có lứa cầu thủ nội trẻ trung, được đào tạo bài bản nhưng HAGL gặp vấn đề ngay khi bước vào V.League. Chỉ sau 2 vòng đấu, ông bầu Đoàn Nguyên Đức phải “đuổi thẳng cổ” hai cầu thủ ngoại và thay vào đó 2 cầu thủ mới. Nhưng rõ ràng sự thay thế này là bị động.

CLB Hải Phòng đang trở thành hiện tượng của mùa giải nhưng thực tế thì sự xuất sắc của họ, ngoài nỗ lực chung của đội còn phải kể đến việc sử dụng hai ngoại binh trên hàng công khiến nhiều đội bất ngờ.

Hạn chế ngoại binh, hạn chế cầu thủ nhập tịch được dư luận ủng hộ. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều phân tích rằng, việc thiếu nhân tố ngoại đã và tiếp tục làm giảm chất lượng V.League. Việc cấm cầu thủ ngoại chẳng qua là một hình thức bảo hộ, giống như muốn tiêu thụ hàng Việt thì đánh thuế hàng ngoại nhập cao lên. Các chuyên gia cho rằng, biện pháp hạn chế cầu thủ ngoại ở mức thấp như hiện nay chỉ nên là giải pháp tạm thời. Về lâu dài cần có môi trường cạnh tranh sòng phẳng giữa cầu thủ nội và ngoại mà ở đó, cầu thủ nội phải cố gắng có trình độ tương đương.

Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó nhưng ở thời điểm này, khi cần kích cầu bóng đá nội, sự vắng mặt của những ngoại binh vẫn có thể coi là… chấp nhận được.


About Đội Tuyển Việt Nam

V-League Vietnam. Chuyên trang cập nhật tin tức, hình ảnh, video mới nhất từ giải Vô Địch Quốc Gia Toyota V-League Vietnam. Các bạn có thể chia sẻ ý kiến bên dưới để cùng nhau thảo luận. Mọi thông tin vui lòng gửi về: NhuanTriLuu@gmail.com
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply